20/10/10

HÃY SẲN SÀNG

" ... Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh không ngờ, thì Con Ngưởi sẽ đến."
                                                                                                                                                                             Lc 12,40

19/10/10

SAMARTANÔ XƯA VÀ NAY

      Trong bài tin mừng Chúa nhật 15 Thường niên, để trả lời cho người thông luật về câu hỏi “Nhưng ai là anh em của tôi?” Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người Samartanô nhân hậu: Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông”. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”.
      Trở lại câu chuyện người Samaritanô. Nạn nhân trong câu chuyện cũng giống hệt tình cảnh của những nạn nhân của chế độ độc tài phi nhân ở Việt Nam. Họ là những mảnh đời đáng thương, là những người cô thế bị cướp đi đất đai, ruộng vườn; là những tấm thân bê bết máu gây ra bởi những trận đòn thù. Họ là những linh mục, những tu sỹ, những giáo dân ở Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu v.v. Họ cũng bị đánh đến dở sống dở chết (cũng có người bị đánh chết tức tưởi) như nạn nhân đáng thương ở thời điểm 2000 năm trước và cùng mang chung một số phận, họ cũng bị các vị “tư tế, trợ tế” làm ngơ, có khi còn gián tiếp khuyến khích “kẻ cướp”.

       Nhớ lại biến cố Đồng Chiêm tôi vẫn còn thấy đau lòng. Có thiếu gì cách nếu chỉ muốn “di dời” (cách nói của nhà cầm quyền Hà Nội) cây thánh gía trên núi Thờ. Hà cớ gì phải đem quân quyền đến bao vây giáo dân Đồng Chiêm và dùng chất nổ phá tan tành cây thánh gía? Hành động triệt phá cây thánh gía, biểu tượng của niềm tin tôn giáo rõ ràng là hành động cố tình khiêu khích, thách thức đối với người Kitô hữu. Nhưng thật khó hiểu khi mà nhiều nơi trên thế giới lên tiếng phản đối hành động báng bổ tại Đồng Chiêm và  riêng Giáo hội Ba Lan đã dành riêng một ngày cầu nguyện cho những người bị bách hại tại Việt Nam thì thật đáng buồn,chính ở nơi đang có những nạn nhân bị bách hại lại chẳng có mấy ai quan tâm đến hoặc cố tình làm ngơ.
Giữ thái độ im lặng có phải là đồng tình với hành động của nhà cầm quyền Hà Nội? Tôi không nghĩ như vậy. Đến một ông linh mục quốc doanh còn biết “Đập phá thánh gía là bậy rồi, tôi không hề xúc phạm đến Đồng Chiêm, không hề có một ý kiến gì bảo vệ chính quyền làm những chuyện đó ở Đồng Chiêm”. Thế nhưng các vị chức sắc, những người có trọng trách trong Giáo hội cần phải có tiếng nói thì lại im thin thít. Lên tiếng bênh vực người cô thế, chia sẻ với người bị đánh đập, hiệp thông cầu nguyện cho những người đang gặp đau khổ chẳng lẽ là phạm pháp hay chỉ vì sợ hãi, vì sợ bị coi là “đối đầu”?

18/10/10

Tiểu Sử Thánh LUCA

         Thánh Luca là người Hy-lạp ngoại giáo trở lại, và là môn đệ của Thánh Phaolô. Người là tác giả sách Phúc Âm thứ ba và sách Tông Ðồ Công Vụ.
Thánh Luca là người học thức, có tài viết văn, có tài kể chuyện, người đề tặng cả hai tác phẩm của mình cho một nhân vật thế giá tên là Tê-ô-phim, mới theo đạo Kitô. Thánh Luca viết sách Phúc Âm khoảng giữa năm 70 và 75 sau công lịch, nhấn mạnh đến:
      - Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Ðộ mọi người, giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Chúa thu hút nhân loại bằng những đức tính cao cả của Chúa. Chúa luôn cầu nguyện ngợi khen Chúa Cha.
      - Thiên Chúa nhân từ và thương xót.
      - Tinh thần bỏ mình và nghèo khó.
     Thánh Luca dùng lời lẽ có ý nghĩa để diễn tả lại những trường hợp Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót các phục nữ hư hỏng, và phục hồi quyền lợi thế giá cho họ. Người đã kể lại những câu chuyện có ích lợi đặc biệt cho dân ngoại, như các chuyện bà Ma-đa-lê-na, ông Gia-kê, người trộm lành, người Sa-ma-ri-a nhân hậu.
Phúc Âm theo Thánh Luca có lẽ là sách Phúc Âm hất dẫn nhất đối với thế giới mới.

1. Thánh Luca là ai?
    - Luca bắt nguồn từ danh từ Latin "Lucanus" nói lên nguồn gốc của ngài là dân ngoại. Theo lá thư Phaolô gởi cho Ti-mô-thê-ô "chỉ mình Luca ở với Cha," có nghĩa là Luca là bạn đồng hành truyền giáo của thánh Phaolô. Trong nơi Phi-lê-môn câu 24, Thánh Phaolô liệt kê Thánh Luca vào số "những cộng sự viên của ngài"; còn trong Co-lose-sê ngài đước gọi là "lương y."

2. Luca đã đóng vai trò nào trong Tân Ước?
    - Ngài không chỉ là tác giả của Phúc Âm thứ ba mà còn là tác giả sách Tông ÐồCông vụ nữa.

3. Thánh Luca viết sách Phúc Âm nhằm mục đích gì?
    - Ngài viết Phúc Âm để minh chứng rằng đạo Chúa Kitô là một đạo giáo toàn cầu qua cách giảng diễn lòng nhân từ của Chúa đối với những người nghèo khổ và bị áp bức; nêu cao lòng thiện cảm của Chúa dành cho dân ngoại. Phúc Âm ngài đã diễn đạt chân lý mà Thánh Phaolô công bố trong thư Ga-la-ta chương 3 câu 28 như sau: "Không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì tất ca anh em là một trong Ðức Giêsu Kitô.

4. Thánh Luca viết Phúc Âm nhằm cho loại độc giả nào?

   - Là một người dân ngoại, nên ngài viết cho các tín đồ dân ngoại.

5. Thê-ô-phi-lô là ai mà Thánh Luca đề tặng ở đầu sách Phúc Âm của ngài?
    - Thê-ô-phi-lô là một danh từ Hy Lạp, có nghĩa là "kẻ yêu mến Thiên Chúa." Có thể ông là kẻ mới chịu đạo và đại diện cho nhóm độc giả mà Luca nhắm tới, hầu họ am tường về giáo huấn của đạo mới.

6. Luca đã làm gì để minh chứng đạo Chúa Kitô là đạo phổ quát?
    - Ngài đã chứng minh gia phả của Chúa Giêsu không chỉ qua dòng dõi vua Ða-vít lên tới Abraham như Thánh Matthêu đã làm, mà còn trở ngược lên tới Adam. Chủ đích muốn nhấn mạnh rằng:
Giêsu không phải chỉ là một người gốc Do Thái, mà Ngài còn là con người của hoàn vũ, mang dòng máu nhân loại. Hơn nừa Ngài còn để cập tới cuộc thăm viếng của Chúa tại một làng dân ngoại tên là sa-ma-ria. Ngài đã đề cập tới người ngoại tốt lành Sa-ma-ri-ta-nô. Ngài nhắc tới người ngoại trong số 10 người phong cùi được chữa làn, chỉ mình Luca tường thuật những lời Chúa tuyên bố về sứ vụ của Chúa.

7. Cho biết vắn tắt nội dung và bố cục của Phúc Âm Thánh Luca?

   - Tin Mừng thời niên thiếu của Chúa (chương 1-2)
   - Sứ vụ của Chúa tại Galilê (chương 3-9)
   - Hành trình lên Giêrusalem (chương 9-19)
   - Sứ vụ tại Giêrusalem (chương 19-21)
   - Thương khó và sống lại (chương 22-24)

8. Phúc Âm của Luca co những đặc tính nào?

   - Là một soạn tác lịch sử được diễn đạt một cách văn chương trau chuốt.
   - Là một Phúc Âm cho những người bị áp bức.
   - Là một Phúc Âm cho dân ngoại.
   - Là một Phúc Âm của cầu nguyện.
   - Là một Phúc Âm của niềm vui.
   - Và là Phúc Âm đặc biệt nói về nữ giới.

9. Tính cách văn chương trong Phúc Âm của Thánh Luca như thế nào?

    - Vì là một người học thức uyên thâm, nên lối viết của ngài thật chải chuốt, tránh những từ Do Thái; nhưng vì tác giả cố bắt chước lối hành văn Cựu Ước của bản dịch Hy Lạp nên kiểu nói "và xảy ra là.." được lặp đi lặp lại nhiều quá hoá nhàm! Bù lại tác giả biết bố cục câu chuyện, xếp đặt ý tưởng mạch lạc, đón trước rào sau kỹ lưỡng.. Tóm lại Phúc Âm của Thánh Luca là một soạn tác thật là công phu.

10. Làm sao Phúc Âm của ngài được gọi là Phúc Âm của người nghèo và bị áp bức?
   - Không Phúc Âm nào chúng ta có thể được một sự lưu tâm đáng yêu mà Chúa dành cho những người thu thuế và tội lỗi như trong Phúc Âm thánh Luca:
     Chúa đến để tìm kiếm những gì đã mất.. một người nữ ngoại tình, một người thu thuế thống hốt, một tên trộm ăn năn..
     Không một Phúc Âm nào diễn tả được tấm lòng tha thiết của Chúa dành cho những người bơ vơ nghèo đói cho bằng dưới ngòi bút điêu luyện của Luca.

11. Tại sao gọi Phúc Âm Thánh Luca là Phúa Âm của niềm vui?

    - Là Phúc Âm của niềm vui vì ngày từ đầu và bàng bạc trong Phúc Âm của ngài nhiều chỗ nói về niềm vui như ở đầu Phúc Âm là tin vui loan báo cho Za-cha-ri-a, truyền tin cho Maria. Những niềm vui liên tục khi Th'anh Gioan chào đời, lúc Chúa giáng sinh...
    Những niềm vui trong chương 15 khi tìm thấy con chiên lạc, tìm được đồng tiền mất, gặp lại ngườ con hoang và niềm vui nân hoan của các tông đồ khi trở lại Giêrusalem. Ðúng như Harnack đã nói: "Có những nét vui tươi, can trường và chiến thắng âm vang trong toàn bộ cuốn Phúc Âm của Thánh Luca từ trang đầu cho tới trang chót."

12. Thánh Luca có những nét cá biệt đặc sắc nào trong tường thuật giáng sinh của Chúa cứu thế?
    - Bằng giọng văn chương, Thánh Luca đã ghi lại cuộc truyền tin cho Ðức Maria, bài hoan ca của Mẹ Maria, bài ca của ông Gia-ca-ri-a chúa tụng Chúa, bài ca vinh danh của các thiên sứ trong đêm Chúa giáng sinh và bài ca của ông Si-mê-on: Giờ đây, lạy Chúa.

13. Tại sao lại tăng cho thánh Luca biểu tượng con người?

    - Vì ngài phát họa chân dung của Ðức Kitô nhu một con người, một nhân tính toàn vẹn nhưng đồng thời nhân tính ấy cũng là một Thiên Chúa viên toàn.

14. Lễ của ngài được mừng kính vào ngày nào trong năm phụng vụ?
    - Ngày 18 tháng 10 với danh tước là Luca thánh sử.

17/10/10

Chúa Nhật XXIX Thường Niên

".... Nhưng khi Con Người ngự đến,
liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất trên mặt đất nữa chăng?"
(Lc 18,8)
Cầu nguyện:
      Lạy Thiên Chúa, quanh con có nhiều cám dỗ vây quanh, đôi khi con thấy Ngài đấy nhưng con lại làm ngơ. Xin hãy cho con luôn sẵn sàng thấy Ngài và can đảm tiến đến phía Ngài.

14/10/10

Trở lại và nên như trẻ thơ


(1.10.2010 – Thứ sáu, thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, 
trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh)

Lời Chúa: Mt 18, 1-5
Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Ðức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Ðức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ như thế này vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy.”