Trong bài tin mừng Chúa nhật 15 Thường niên, để trả lời cho người thông luật về câu hỏi “Nhưng ai là anh em của tôi?” Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người Samartanô nhân hậu: Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông”. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”.
Trở lại câu chuyện người Samaritanô. Nạn nhân trong câu chuyện cũng giống hệt tình cảnh của những nạn nhân của chế độ độc tài phi nhân ở Việt Nam. Họ là những mảnh đời đáng thương, là những người cô thế bị cướp đi đất đai, ruộng vườn; là những tấm thân bê bết máu gây ra bởi những trận đòn thù. Họ là những linh mục, những tu sỹ, những giáo dân ở Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu v.v. Họ cũng bị đánh đến dở sống dở chết (cũng có người bị đánh chết tức tưởi) như nạn nhân đáng thương ở thời điểm 2000 năm trước và cùng mang chung một số phận, họ cũng bị các vị “tư tế, trợ tế” làm ngơ, có khi còn gián tiếp khuyến khích “kẻ cướp”.
Nhớ lại biến cố Đồng Chiêm tôi vẫn còn thấy đau lòng. Có thiếu gì cách nếu chỉ muốn “di dời” (cách nói của nhà cầm quyền Hà Nội) cây thánh gía trên núi Thờ. Hà cớ gì phải đem quân quyền đến bao vây giáo dân Đồng Chiêm và dùng chất nổ phá tan tành cây thánh gía? Hành động triệt phá cây thánh gía, biểu tượng của niềm tin tôn giáo rõ ràng là hành động cố tình khiêu khích, thách thức đối với người Kitô hữu. Nhưng thật khó hiểu khi mà nhiều nơi trên thế giới lên tiếng phản đối hành động báng bổ tại Đồng Chiêm và riêng Giáo hội Ba Lan đã dành riêng một ngày cầu nguyện cho những người bị bách hại tại Việt Nam thì thật đáng buồn,chính ở nơi đang có những nạn nhân bị bách hại lại chẳng có mấy ai quan tâm đến hoặc cố tình làm ngơ.
Nhớ lại biến cố Đồng Chiêm tôi vẫn còn thấy đau lòng. Có thiếu gì cách nếu chỉ muốn “di dời” (cách nói của nhà cầm quyền Hà Nội) cây thánh gía trên núi Thờ. Hà cớ gì phải đem quân quyền đến bao vây giáo dân Đồng Chiêm và dùng chất nổ phá tan tành cây thánh gía? Hành động triệt phá cây thánh gía, biểu tượng của niềm tin tôn giáo rõ ràng là hành động cố tình khiêu khích, thách thức đối với người Kitô hữu. Nhưng thật khó hiểu khi mà nhiều nơi trên thế giới lên tiếng phản đối hành động báng bổ tại Đồng Chiêm và riêng Giáo hội Ba Lan đã dành riêng một ngày cầu nguyện cho những người bị bách hại tại Việt Nam thì thật đáng buồn,chính ở nơi đang có những nạn nhân bị bách hại lại chẳng có mấy ai quan tâm đến hoặc cố tình làm ngơ.
Giữ thái độ im lặng có phải là đồng tình với hành động của nhà cầm quyền Hà Nội? Tôi không nghĩ như vậy. Đến một ông linh mục quốc doanh còn biết “Đập phá thánh gía là bậy rồi, tôi không hề xúc phạm đến Đồng Chiêm, không hề có một ý kiến gì bảo vệ chính quyền làm những chuyện đó ở Đồng Chiêm”. Thế nhưng các vị chức sắc, những người có trọng trách trong Giáo hội cần phải có tiếng nói thì lại im thin thít. Lên tiếng bênh vực người cô thế, chia sẻ với người bị đánh đập, hiệp thông cầu nguyện cho những người đang gặp đau khổ chẳng lẽ là phạm pháp hay chỉ vì sợ hãi, vì sợ bị coi là “đối đầu”?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét